- Trang chủ
- Pháp Y Vương Phi
- Chương 141: Mở miệng hiến kế (1)
Tác giả: Tường Tường Vu Phi
*Chương này có nội dung ảnh, nếu bạn không thấy nội dung chương, vui lòng bật chế độ hiện hình ảnh của trình duyệt để đọc.
Nhiếp Cẩn Huyên nằm mơ, trong mơ nàng thấy mình xuyên về hiện đại, trở lại làm Phương Tranh...Nhưng thời điểm nàng tỉnh lại, hết thảy đều khôi phục nguyên dạng.
Nàng vẫn là Nhiếp Cẩn Huyên, là tam tiểu thư của Nhiếp tướng phủ Đông Lăng Quốc, mà hiện tại nơi nàng đang nằm là sương phòng trong Túy Hà Sơn Trang.
Đầu có chút đau, Nhiếp Cẩn Huyên biết hôm qua mình đã uống quá chén.
Hai mắt chậm rãi mở ra, theo thói quen quay đầu về bên phải nhìn một cái, lại phát hiện bên cạnh không một người!
Tức khắc, Nhiếp Cẩn Huyên không khỏi âm thầm thở dài, sau đó chống tay đỡ người ngồi dậy, đồng thời hồi tưởng lại sự tình tối hôm qua...
Nàng nhớ Cao Tài Dung đưa rượu tới vì nghi ngờ Ân Phượng Trạm, sau đó bản thân lại vì hắn mà uống hết bầu rượu kia, tiếp theo...
Từng hình ảnh tối ngày hôm qua hiện lên trong đầu nàng, nhưng sau đó tất cả động tác của Nhiếp Cẩn Huyên liền dừng lại.
Đúng rồi, lúc sau Ân Phượng Trạm còn hỏi nàng một vài vấn đề, mà vấn đề đó hình như là...
Nghĩ đến đây, hai mắt Nhiếp Cẩn Huyên không khỏi mở to, không có tiêu cự nhìn về phía trước một hồi lâu, rồi mở miệng nở nụ cười nhẹ nhàng.
"Ha ha... Ha ha..."
Ban đầu chỉ là mỉm cười không chút tiếng động nhưng đến cuối cùng lại vô cùng tùy ý... Nhiếp Cẩn Huyên cười lớn, trong tiếng cười lộ ra vài tia chua xót nói không nên lời!
Ha hả... Ân Phượng Trạm! Ân Phượng ngươi thật giỏi a!Nhiếp Cẩn Huyên ta bị mù cho nên mới có thể giúp ngươi! Mà ngươi thì sao?
Ta là ai....Ngươi hỏi ta là ai?!
Nói trắng ra, ngay từ ban đầu Ân Phượng Trạm ngươi đã không tin ta!
Nhiếp Cẩn Huyên không khỏi đau lòng, hai mắt chậm rãi nhắm lại...
Mà lúc này, vừa nghe được tiếng cười khó hiểu của Nhiếp Cẩn Huyên, Tiểu Tú vẫn luôn canh giữ ở bên ngoài vội vàng đẩy cửa đi vào.
"Vương phi, vương phi, ngài làm sao vậy? Xảy ra chuyện gì?"
Vẻ mặt Tiểu Tú đầy lo lắng.
Bất quá Nhiếp Cẩn Huyên chỉ lắc đầu nói với Tiểu Tú.
"Không có gì, chỉ là ta nhớ lại một chút sự tình mà thôi."
Dứt lời, nàng liền ngước mắt nhìn Tiểu Tú một cái, rồi trực tiếp rời giường, để Tiểu Tú hầu hạ rửa mặt, thay quần áo. Sau đó cũng không lập tức dùng bữa sáng mà gọi Tiểu Tú lại, phân phó.
"Tiểu Tú, ngươi đi chuẩn bị văn phòng tứ bảo* cho ta!"
"Giấy mực? Vương phi muốn..."
"Không cần thắc mắc, ngươi chỉ cần đem đồ vật tới đây là được!"
"Vâng...Nô Tỳ lập tức đi chuẩn bị."
Tuy rằng tò mò không biết vì sao Nhiếp Cẩn Huyên muốn chuẩn bị văn phòng tứ bảo, nhưng Tiểu Tú vẫn vội vàng lui ra ngoài, đi mang giấy mực tới, sau đó ở một bên giúp Nhiếp Cẩn Huyên mài mực, không dám hó hé một câu.
Vừa thấy đồ vật được chuẩn bị tốt, Nhiếp Cẩn Huyên liền duỗi tay lấy bút lông, chấm mực, viết từng chữ từng chữ lên giấy Tuyên Thành*... Đồng thời, cùng lúc đó, Tiểu Tú vẫn luôn nhìn chằm chằm vào động tác của Nhiếp Cẩn Huyên, vừa thấy hai chữ kia, lập tức cả kinh, hai mắt mở to, kêu lớn.
"Hòa li... Vương phi, ngài muốn làm gì?! Vương phi, không được, không được đâu!"
...
*Văn phòng tứ bảo (bốn vật quý trong văn phòng): là giấy, mực, bút và nghiên. Người đời xưa đã dùng văn phòng tứ bảo để ghi lại quá trình lịch sử của đất nước, sáng tạo ra vô số tác phẩm nghệ thuật bất hủ và có những cống hiến cực kì to lớn đối với việc xây dựng xã hội văn minh ở Trung Quốc.
Những đồ vật trong bộ văn phòng tứ bảo của thời xưa:
- Giấy Tuyên là loại quý nhất trong số các thứ giấy xuất hiện đầu tiên dưới triều nhà Đường. Vì loại giấy này được sản xuất ở Tuyên Châu tỉnh An Huy cho nên nó đã được đặt cái tên như thế. Loại giấy này mềm, trắng nõn, không những có thể hút mực mà còn làm cho sắc mực được hiện lên đầy đủ, đó là một thứ giấy cao cấp dùng để viết và vẽ.
- Mực Huy là sản phẩm nổi tiếng trong số các thứ mực. Quê hương của thứ mực này là Hấp Huyện ở tỉnh An Huy. Nó đã được sáng chế bởi hai cha con Hề Siêu và Hề Đình Khuê sống dưới triều đại nhà Đường. Vì trong mực Huy mực này đã có trộn lẫn những dược phẩm như xạ hương, phiến, cho nên sau khi mài trên nghiên một lát sẽ phát ra một mùi hương rất mát. Nếu dùng mực Huy để viết chữ hay vẽ tranh thì nét mực vừa đen vừa sáng, mà khi gặp nước cũng không bị tan nhòa.
- Bút Hồ là loại cao cấp trong các thứ bút. Vì nó vốn được sản xuất ở Hồ Châu tỉnh Chiết Giang cho nên mới có cái tên như thế. Đời nhà Ngụy, trong vùng Hồ Châu có một người tên là Phùng Ưng Khoa làm bút rất giỏi. Do ảnh hưởng của ông, ở Hồ Châu đã thành lập nhiều xưởng làm bút. Đến đời nhà Minh có một người tên là Lục Văn Bảo nắm vững được kĩ thuật làm bút cao siêu, những cái bút do ông chế tạo, lông đầu bút nhìn xem rất mập, chữ viết ra có được sức mạnh, trong vẻ mềm mại lại có sự cứng cỏi hết sức tự nhiên. Vì thế cho nên bút sản xuất ở Hồ Châu nổi tiếng trong thiên hạ.
- Nghiên Thụy là loại đáng chú ý nhất trong số các thứ nghiên mực. Loại nghiên này xuất hiện dưới triều nhà Đường và được sản xuất ở Thụy Khê, ngoại ô phía đông thành phố Khải Khánh tỉnh Quảng Đông. Thứ đá dùng để làm nghiên được những người thợ làm đá lấy ở chỗ sâu nhất, hiểm hẹp nhất trong động đá. Ngư Não Đống (óc cá đóng băng), Thanh Hoa (hoa xanh), Thạch Nhỡn (mắt đá)... là những sản phẩm quý nhất trong số các nghiên Thụy. Vì chất đá dùng làm nghiên Thụy rắn, cứng nhưng lại mịn, vì thế khi chấm mực không làm hỏng lông bút, rất có lợi cho việc viết chữ.
Ngoài ra, ngày nay các vật dụng hỗ trợ cho người học cũng rất đa dạng như: giá treo bút, ống đựng bút, gác bút, mành bảo quản bút, mực nước, mực màu, thảm lót giấy, chặn giấy.v.v.
*Giấy Tuyên Thành: được sản xuất sớm nhất ở Tuyên Châu, tỉnh An Huy (nay thuộc huyện Kinh, tỉnh An Huy), từ đó có tên là giấy Tuyên. Giấy Tuyên là loại giấy quý được sản xuất từ vỏ cây đàn hương và rơm rạ. Mặt giấy trắng mịn, giấy mềm và dai, hút mực đều, có tính hút nước mạnh. Đây là loại giấy quý nổi tiếng từ đời nhà Đường, có hiệu quả đặc biệt, dùng trong nghệ thuật thư pháp và hội họa, vì vậy được nhiều nhà thư pháp, hội họa ưa chuộng. Giấy Tuyên có tính bắt mực đều, khi đưa ngọn bút lông đẫm mực đến chỗ nào, màu mực được cố định chỉ ở vị trí đó, còn nước thì lan rộng ra xung quanh.
Các nhà thư pháp, danh họa tha hồ tung hoành ngọn bút.
Giấy Tuyên còn được truyền tụng là có "tuổi thọ ngàn năm". Nhiều bức thư họa quý được lưu giữ kể đã hơn nghìn năm vẫn còn giữ vẻ đẹp tươi nguyên. Đó là do giấy Tuyên trải qua nhiều công đoạn chế tác tinh vi, công phu, nên tạp chất trong giấy còn rất ít, trong sợi xenluloza khó xảy ra việc tạo các gốc có màu, nên giấy Tuyên không bị thay đổi màu. Ấu trùng của các loại mối mọt gặm sách báo vốn ưa thích tre trúc lại kị với thành phần gỗ đàn hương, nên các tác phẩm thư hoạ bằng giấy Tuyên không hề bị mối mọt gặm nhấm, có thể giữ gìn lâu dài.
Do có khác về quá trình gia công và sự gia giảm phụ liệu, Tuyên Chỉ được chế tạo thành ba loại: Sinh Tuyên 生宣, Thục Tuyên 熟宣, Bán sinh bất thục Tuyên 半生半熟宣.
Sinh Tuyên Chỉ 生宣紙: Còn gọi là Sinh Chỉ, loại giấy này được trực dụng sau khi sản xuất từ các nguồn nguyên liệu chính, không qua các giai đoạn thêm phụ liệu, tính năng hút nước rất tốt, mực thấm đẫm, vết mực khỏe chắc, dùng để vẽ ý họa, phát mực rất tốt. Khi dùng để viết, không sử dụng mực loãng quá, nét chữ dễ bị nhập nhằng vì tính giấy loãng.Thục Tuyên Chỉ 熟宣紙: còn gọi là Phàn Tuyên Chỉ, hay Phàn Chỉ. Phàn là phèn, vì sau quá trình chế giấy có ngâm vào nước phèn. Phèn chỉ ít loang, hút nước chậm, mình giấy không mịn bằng Sinh Tuyên, dùng để vẽ công bút hoặc vẽ chữ khải, chữ lệ cỡ nhỏ như chép kinh, chép sách. Kinh văn chép vào đời Đường dùng loại giấy Phàn Chỉ có tên Ngạnh Hoàng Chỉ.Bán Sinh bất Thục Tuyên 半生不熟: Còn gọi là Bán Thục Tuyên 半熟宣, có tính trung hòa giữa hai loại trên, dùng để viết tốt nhất.
Cả 3 loại Tuyên Chỉ trên đều có bán ở Việt Nam, kích thước thông thường là 70 cm x 140 cm hoặc 96 cm x 196 cm.
Một số bức thư pháp thời xưa: