- Trang chủ
- Mười Năm Sau Khi Tôi Chết
- Chương 8
Tác giả: Sầm Khương
Về mặt khoa học thì ma không tồn tại.
Còn về huyền học, huyền học buff không hết.
Bị người ở trần thế quên mất chỉ là cảm giác, không có chương trình tắt đèn được sắp đặt sẵn.
Bạn bè người thân ở trần thế tắt chiếc đèn đó đi giúp bạn, sau đó thông qua phép toán toàn diện chặt chẽ nói với ma: Tôi quên bạn rồi.
Nhưng không bao lâu sau tôi đã biết người quên tôi là ai.
Bà Trần nhắn tin cho tôi: [Mẹ của mẹ mất rồi.]
[Bây giờ, mẹ không có mẹ, cũng không có con gái, giữa tuổi trung niên, thật thê thảm.]
Tôi như bị gió lạnh thổi thành pho tượng, lạnh đơ cả người, chóp mũi cay cay.
Bà ngoại tôi tên là Trương Chiêu Đệ, sinh ra trong một gia đình trọng nam khinh nữ, ở trên có sáu chị gái, dưới có một em trai, xuất thân nghèo khổ, là nông dân, trải qua chiến tranh kháng Nhật, ba năm tai họa, mười năm rối ren, cải cách mở cửa.
Mười bảy tuổi kết hôn, ngay đêm tân hôn, chồng bà lao tới chiến trường viện trợ kháng Mỹ, sau đó bà theo chồng tới Tây Bắc, từng ngủ ở chuồng bò, gãy mất răng cửa, bảy mươi chín năm sau ở góa không lấy chồng khác, một mình nuôi năm đứa con, trải qua hai lần mất con.
Một đời đau khổ, một đời kiên cường.
Từng mua bán vô tuyến điện, bán quần áo, cuối cùng theo con gái út định cư là Kim Thành, tuổi già bị bệnh xương khớp, bệnh Alzheimer quấy nhiễu, hưởng thọ tám mươi lăm tuổi.
Tôi không có quá nhiều ấn tượng với bà ngoại.
Tôi vừa ra đời, bà cũng gần bảy mươi tuổi, tôi lớn hơn một chút, ở độ tuổi trẻ con ham chơi, tôi chỉ thích chơi với đám trẻ con cùng khu nhà, không muốn gần gũi với bà ngoại.
Vì bà ngoại là người Tây Nam, không biết nói tiếng phổ thông, mà tôi chỉ biết nói tiếng Kim Thành và tiếng phổ thông, thường không nghe hiểu bà nói gì.
Trong ấn tượng của tôi, bà thường kéo cái ghế gấp ngồi ở vườn hoa trong khi tắm nắng, dáng đi tập tễnh, bà khom lưng để ghế xuống trước, sau đó sờ mép ghế ngồi xuống.
Thỉnh thoảng tôi sẽ ngồi cùng bà một lúc, bà luôn cười híp mắt xoa tóc tôi, miệng thì thầm nói rất nhiều.
Tôi không hiểu, chỉ nhìn thấy trên gương mặt trải qua bao sương gió nhoẻn cười khiến nếp nhăn sâu hoắm lại như rãnh của đất vàng.
Sau đó nữa tôi lên cấp hai, việc học hành bận rộn hơn.
Bà gặp tôi toàn nói những lời tôi không hứng thú, gì mà sáng nay bánh bao rẻ hơn năm đồng nên mua ba cái, giá vịt ở chợ nông sản rẻ nên tối nay làm thịt một con cho tôi ăn, còn gì mà quần cào xước của tôi như bị cắt rách.
Lúc tâm trạng không tệ, tôi sẽ ngọt ngào trả lời mấy câu, lúc tâm trạng kém tôi sẽ xị mặt không để ý tới bà.
Bà ngoại sẽ hơi mất mát nhưng không nói gì, bà chỉ quay người đi, chống gậy bước từng bước, run rẩy đi lên tầng, về nhà mình.
Lần cuối cùng chúng tôi nói chuyện với nhau là buổi tối hôm tôi lên đại học, bà ngoại kéo tay tôi, cười híp mắt nói: "Bà trồng một cây đào dưới tầng, mùa xuân sang năm là có quả đào cho cục cưng Ngôn ăn, đào to lắm đó, ú ụ sáng bóng."
Đào một năm mới ra quả chẳng ngon, trong lòng tôi nghĩ vậy, ngoài miệng vẫn đáp lời.
Con người luôn trút cảm xúc xấu nhất lên người thân thiết nhất.
Dường như có con dấu dành cho quan hệ thân thiết, người đó như tất cả mọi thứ được đóng dấu cá nhân, hoặc như chân tường mà chó đái vào, không chạy chốn cũng không mất, bởi vậy trút hết cảm xúc xấu một cách trắng trợn không kiêng dè, hối hận cũng chỉ nghĩ "Lần sau sẽ đối xử tốt hơn".
Nhưng tôi không đợi được quả đào của bà ngoại chín thì bà đã đổ bệnh, bà bị bệnh Alzheimer, thô tục là người già lú lẫn, không chỉ không nhận ra ai, không biết đường mà còn thường xuyên chửi người nhà, thậm chí động tay động chân.
Cậu ba phát tài của tôi tìm cho bà ngoại một viện điều dưỡng tốt nhất, mời hộ sĩ tốt nhất.
Viện điều dưỡng không cho bọn tôi gặp bà, tôi cũng không gặp thật.
[Trước khi mất hình như bà tỉnh táo lại, bà cứ nhìn xung quanh hỏi bố Ngôn Ngôn đâu.]
[Lúc đó nhịp tim và hô hấp của bà đều rất yếu, nhưng lại chống trọi được như kỳ tích, bố nói với bà Ngôn Ngôn qua đời rồi, bà chậm rãi nhắm hai mắt lại.]
Sao trời giữa đêm lấp lánh, bầu trời trên nghĩa địa yên tĩnh trống trải, trong đầu tôi cứ quanh quẩn câu này.
Trong thời khắc sống còn, có phải bà vẫn muốn gặp tôi không?
Tôi đúng là đứa cháu ngoại bất hiếu, lúc nào cũng nghĩ lần sau, nghĩ tới ngày mai, ngay cả nhớ tới bà cũng là trong lúc tình cờ, dù là hiện tại, cũng có thể nghĩ mãi rồi ngủ quên mất.
Ma không cần ngủ.
Bọn tôi không cần làm tất cả hoạt động sinh lý của con người.
Nhưng hầu như tất cả ma đều sống theo nếp sống của con người, cứ như làm thế sẽ không chết hoàn toàn.
Sáng hôm sau, tôi dụi đôi mắt lờ đờ buồn ngủ, trong tầm mắt thấy một bà cụ lọm khọm lúc ẩn lúc hiện, một tay chống gậy, một tay vắt ra sau lưng, lê đôi chân thấp khớp lâu ngày bước đi từng bước một.
Tôi không dám tin dụi mắt lại lần nữa, bà ngoại đã xuất hiện trước mặt tôi.
"Bà ngoại..." Tôi nhỏ giọng gọi bà.
Bàn tay già nua của bà ngoại xoa tóc tôi, lẩm bẩm: "Mẹ cháu lại đi chôn cất cháu ở cái nơi xa xôi này, tìm mãi không thấy."
Tôi nói: "Vì ông ngoại được chôn cất ở quê, bà muốn chôn cùng ông mà."
Bà ngoại chẹp miệng, lộ ra cái răng vàng, nói một câu ấu trĩ: "Ai thèm chôn cùng ông ấy chứ, bà muốn ở gần Ngôn Ngôn."
Nước mắt tôi tuôn rơi không ngừng.
Bà ngoại lấy một quả đào tươi từ tay phía sau lưng ra như làm ảo thuật, đưa tới trước mặt tôi như dâng vật quý.
Tôi biết bà đang chờ phản ứng của tôi, tôi bèn vui vẻ nhận lấy quả từ tay bà, mắt bà ngoại híp lại nhỏ hơn, cười tít mắt, nhỏ giọng dặn dò: "Ăn từ từ thôi, ai da, nhai từ từ nào."
Tôi cắn từng miếng một, quả đào căng mọng đầy nước, cắn một miếng mà vị giác nổ tung, tôi cứ ăn rồi bật khóc.
Vì trong tay bà ngoại trống không.
Bà chết rồi nhưng bà vẫn không tỉnh táo, mơ màng nhớ tới tôi, yêu tôi, đi từ quê nhà tới Kim Thành, trèo đèo lội suối hai nghìn kilomet, thực hiện lời hứa tôi chưa từng để ý.
...
Rất nhanh sau đó, bà ngoại đi rồi.
Cả đời này của bà cũng coi như hùng hổ vội vàng, gặp tôi rồi còn muốn đi gặp ông ngoại, gặp dì và cậu đã qua đời của tôi, đó đều là người thân thiết nhất của bà, bà không muốn bỏ sót ai.
Nhưng tôi không dám nói với bà, ma tồn tại dựa vào sự nhớ nhung của người nơi trần thế, mà có lẽ bà ngoại là người cuối cùng trên thế giới này nhớ tới bọn họ.
Bà qua đời, bọn họ cũng biến mất.
Bà xem, thế giới ma tàn nhẫn nhường nào, bà và người bà nhớ mong sâu đậm nhất thường không gặp lại nhau ở một thế giới khác.
Một năm qua cũng có chuyện tốt.
Ông Tống nhận một đứa bé gái bị bỏ rơi ở bệnh viện về nuôi, đặt tên Tống Ninh Chiêu.
Bà Trần nói với tôi, không biết con bé là do tôi đầu thai hay là bà ngoại đầu thai, bà ấy mất con gái và mẹ, ông trời bồi thường lại cho bà ấy một đứa con gái, coi như khá công bằng.
Tôi trả lời bà ấy: "Dù sao cũng không phải con đầu thai, con còn khỏe lắm."
Đương nhiên không thể là bà ngoại! Vì thế kỷ hai mươi mốt rồi, không thịnh hành cái trò đầu thai tái thế!
Nhưng tôi nghĩ bà Trần muốn đứa trẻ ấy là bà ngoại tái thế hơn.
Bà ngoại đẻ ra mẹ ở chuồng bò năm bốn mươi lăm tuổi, sau đó vất vả dẫn mẹ quay về Xuyên Du, rồi lại tới Kim Thành, một đường gian khổ, bà Trần lại không chịu khổ mấy.
Bà Trần rất yêu bà ngoại, mong được đền đáp nhiều tình yêu hơn cho bà ngoại.
Cô nhóc Tống Ninh Chiêu trắng trẻo nõn nà, không khóc, không quấy, rõ ràng còn chưa mở mắt mà lại xinh xắn như những đứa trẻ lớn hơn rồi.
Ai mà ngờ mình chết rồi còn có em gái cơ chứ! Tôi vui vẻ hận không thể khua chiêng gõ trống ở khu nghĩa địa, cả ngày nhìn chằm chằm vào tin nhắn của bà Trần để nhìn cô nhóc, có một tin nhắn tới, tôi đứng trên mộ hô to: "Xem em gái tôi nè, mọi người xem em gái tôi nè!"
Anh giai Đông Bắc ở bên cạnh mới tới cười tôi: "Cô nhóc này sao chẳng biết nghĩ gì thế? Mẹ em có em gái thì hai ngày sau sẽ quên em luôn."
Tôi nói: "Thế thì càng tốt, bà ấy sẽ không đau buồn nữa."
Anh giai: "Bây giờ người ta cũng có đau buồn gì đâu."
"..." Tôi tức đến mức đạp anh ta một cái.
Được rồi, tôi thừa nhận, sinh mạng bé nhỏ ấy là một thần khí chữa lành, bây giờ bà Trần và ông Tống lại làm ông bố bà mẹ tươi cười rạng rỡ, ít buồn vì đứa con đã mất là tôi hơn.
Nhưng tôi cũng chết bốn năm rồi, đau thương nhiều cỡ nào cũng sẽ hết thôi, tôi giơ cả hai tay chấp nhận và tán thành.
Chỉ cần bọn họ không quên tôi, thỉnh thoảnh nói với tôi mấy câu, tới ngày giỗ tới thăm tôi một chút là tôi thỏa mãn lắm rồi.
Làm ma lâu như vậy, tôi đã quen với cô đơn, cũng cô đơn chờ đợi biến mất.
Trên thế giới này, ngoại trừ Hứa Kính Vũ, hình như không còn ai cố chấp nhớ tới tôi nữa.
Anh ấy giống như Sisyphus bị trừng phạt, ngày qua ngày phải đẩy tảng đá lên đỉnh núi rồi nhìn nó lăn ầm ầm xuống, anh ấy nhớ tôi từ ngày này qua ngày khác, vĩnh viên không có điểm dừng, vĩnh viễn không có kết cục tốt.
Anh giai Đông Bắc bên cạnh an ủi tôi: "Albert Camus nói, chúng ta phải tưởng tượng rằng Sisyphus hạnh phúc, bởi vì, nội cái việc đấu tranh hướng tới đỉnh cao đã đủ để lấp đầy trái tim của một người."
Vậy nên?
Cứ nhớ tôi mãi khiến anh ấy cảm thấy thỏa mãn tâm hồn?
Anh giai nói tiếp: "Cậu ấy tự đeo xiềng cho tinh thần mình."
"Thủ tiết về mặt tinh thần."
Cmn chứ thủ tiết tinh thần.
Cười chết tôi rồi, nhưng tôi cứ cười rồi nước mắt lại rơi lã chã.
...
Hứa Kính Vũ thuận lợi học nghiên cứu sinh.
Anh ấy luôn đặt ảnh tôi trên bàn ở văn phòng, những bạn ở trường khác thi đậu vào đó nhìn thấy thì tò mò hỏi: "Cô gái này là ai thế? Xinh thật đấy."
Hứa Kính Vũ kiêu ngạo trả lời: "Bạn gái tôi đó."
Bạn học: "Bức ảnh này hơi cũ rồi, sao không thay cái mới đi."
Hôm sau Hứa Kính Vũ thay ảnh khác.
Nhưng trong bức ảnh đó, dáng đứng, cách trang điểm, cách ăn mặc của tôi vẫn rất cũ, dù gì tôi cũng qua đời bốn năm rồi.
Lúc này bạn học mới nhận ra điều không đúng, nói lòng vòng hỏi lại, Hứa Kính Vũ phóng khoáng trả lời cậu ta: "Bạn gái tôi qua đời rồi."
Anh ấy nói xong thì ngồi xuống gõ phương án, viết code.
Cũng vì ảnh tôi đặt trên bàn làm việc của anh ấy mà anh ấy học nghiên cứu sinh cả năm mà không có cô gái nào ngó nghía, tất cả mọi người đều biết Hứa Kính Vũ có một cô bạn gái cũ đã mất không thể quên được.
Trên thế giới có hàng nghìn hàng vạn đàn ông tốt, không có cô gái nào muốn đụng phải bức tường Nam này.
Người có lực sát thương lớn hơn bạch nguyệt quang chính là bạch nguyệt quang đã chết.
Có một ngày bạn bè đi liên hoan, ăn tối xong có người rủ đi KTV.
Tối hôm ấy, Hứa Kính Vũ nhắn tin cho tôi: "Có một đàn em hát "Bé cưng", anh rất nhớ em."
"Bé cưng" là bài hát tôi hay ngâm nga nhất.
Từ cấp ba tới đại học, tôi ghé vào tai anh ấy hát bốn năm liền.
"Bé cưng của em, bé cưng à
Cho anh chút ngọt ngào
Để tối nay anh ngủ thật ngon
Nhóc quỷ của em, nhóc quỷ à
Chọc gương mặt anh
Để anh yêu thích thế giới này"
Trước kia tôi ngâm nga giai điệu đơn giản này, anh ầy toàn trêu tôi: "Bé cưng, em mới là bé cưng."
Tôi vân vê vết chai ở ngón giữa do cầm bút nhiều năm mà nên của anh ấy, nghiêm túc trả lời: "Hát cho anh nghe đó, Hứa Kính Vũ là bé cưng của em."
Mà bây giờ, giữa đêm khuya yên tĩnh.
Anh ấy hắt lại hai câu đơn giản ấy cho tôi nghe.
Ban đêm vắng vẻ, tôi nghĩ chắc hẳn anh ấy đang đứng một mình ở hành lang, xung có tiếng gió vù vù, xen cả tiếng nghẹn ngào rất khẽ, rất khẽ.
- --
[Về cuốn Thần thoại Sisyphus của tác giả Albert Camus. Đây một thiên suy tưởng u buồn nhưng nhân hậu, đẹp đẽ về bản chất cuộc sống của con người.
Dựa vào hình tượng Sisyphus, một vị thần bị kết án suốt đời đẩy một tảng đá lên đỉnh núi, rồi lại thấy nó lăn xuống, rồi lại phải đi xuống chân núi, đẩy tảng đá lên từ đầu, cứ như thế ngày nọ sang ngày kia. Camus dẫn đến khái niệm đặc biệt của riêng ông trong thái độ với cuộc đời: chấp nhận nhưng không buông xuôi, hãy làm một kẻ mang ý thức nổi loạn luôn chống lại phi lý của đời sống, nhưng không chống lại sự sống.
Ông nhìn thấy tất cả mọi thứ đó là vô nghĩa, thế nhưng bất chấp điều đó, vẫn tiếp tục lăn tảng đá của mình, yêu thương gánh nặng cuộc đời, cuộc chiến đấu dài thăm thẳm, nhưng không tiếc hận, đó là một cuộc nổi dậy ngầm chống lại những thần linh bất tử; như chúng ta vẫn thách đố, khinh miệt định mệnh. Dù ngục hay đời - không hối tiếc trong đày ải hay trong phận người, đó là khẳng định tình yêu với đời sống này mà chúng ta bị ném vào, tình yêu có và vẫn có mãi mãi.
Ông cũng đặt ra vấn đề về sự tự sát. Sự tự sát có phải là cách giải quyết? Sự tự sát có đưa đến hạnh phúc? Ông cho rằng tự sát có ý nghĩa nhưng nó là một ý nghĩa cực đoan, và tự sát là một hành động khước từ gần như nhút nhát, trốn chạy.]